Codebox Solutions

Codebox Solutions

Dịch vụ
51-150
5 Dong Da Tan Binh Ho Chi Minh
2.1
28 reviews

Công ty có nhiều dự án khác nhau, nên cảm nhận sẽ khác tuỳ người review làm dự án nào. Từ lúc vào làm, mình làm chỉ làm trong team cho một sản phẩm tên SalesHood, nên những gì mình nói chỉ áp dụng cho nội bộ team này thôi. Mình là web developer. Review này mình sẽ bẻ ra làm hai, phần về văn hoá làm việc và con người của công ty mình sẽ post sau. Sản phẩm: SalesHood là một LMS với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, mục đích chính là để đào tạo và hỗ trợ nhân viên bán hàng, giúp họ hiệu quả hơn. Trụ sở chính công ty ở San Fransisco, Mỹ. Nếu bạn lên trang chủ thì bạn sẽ thấy cụm từ "Sales Enablement" nghe có vẻ hoa mỹ, nhưng bản chất nó chỉ vậy thôi. Lương bổng, lợi ích, và phúc lợi xã hội: + Chuyện quịt lương là không có. Trễ lương thì có, nhưng chỉ một tuần, vả lại là trong thời gian dịch bệnh khó khăn nên cũng có thể thông cảm được. + Nếu bạn là dev thuộc dạng thường thường bậc trung, không quá giỏi về kiến thức và kỹ năng lập trình cũng như tiếng Anh, thì mức lương chỉ chừng 15 triệu đổ xuống cho người có khoảng một năm kinh nghiệm. + Ngay cả người đã làm nhiều feature cho công ty và có khoảng 1 năm rưỡi 2 năm kinh nghiệm, thuộc loại cực kỳ xuất sắc thì lương cao nhất chỉ đâu đó 25 triệu. + Công ty có người lương trên 50tr, nhưng đây là cốt cán, đã làm việc lâu với công ty, đã có nhiều cống hiến, thuộc loại xuất sắc, và làm cho dự án khác. Nên ngay cả mức lương khoảng nửa so với cái quảng cáo tuyển dụng bạn thấy, tức là một nửa của cái "up to" $3000 thì mình tin là công ty sẽ không bao giờ trả cho người mới vào. (Nói như vậy nhưng mình cũng hiểu rằng chuyện công try treo mức lương như vậy để thu hút nhân tài là chuyện bình thường) + Lương trên hợp đồng chỉ có 5tr do công ty trốn thuế và tránh đóng BHXH. Phần còn lại khi bạn nhận sẽ được tính là tiền "ngoài giờ". + Có bảo hiểm tư PVI. + Tăng lương chỉ giao kèo miệng, chính xác hơn là gửi một cái email, ngoài ra không ký lại hợp đồng. + Mỗi năm review lương hai lần, một gần tết, một vào khoảng tháng bảy đến tháng chín. + Có lương tháng 13, nhưng cách tính cho lần gần nhất với người có tăng lương là (số tháng lương cũ * lương cũ + số tháng lương mới * lương mới)/12. Do bị nhân viên phản bác quá nên mới đổi lại công thức. + Mỗi tháng được cộng thêm một ngày phép. + Bạn có thể xin WFH rất dễ dàng, có khi nửa tuần WFH cũng không có vấn đề gì. Nhưng bù lại bạn phải đảm bảo đầu ra công việc dù bạn làm ở đâu. Cơ hội thăng tiến và học hỏi: + Cơ hội thăng tiến trong nội bộ SH là một con số không. Trừ khi có thay đổi cấu trúc quản lý thì vị trí cao nhất leo lên được là team lead. Nếu công ty không tạo ra những vị trí cao hơn để những team lead hiện tại leo lên thì những người mới vào sẽ không làm lead được. + Muốn làm phần việc nào thú vị một chút, mới một chút thì phải chơi chung hội với một hoặc hai team lead. + Đối với những người mới vào nghề, mình khuyên không nên vào công ty. Trong thời gian mình làm ở đây tất cả những gi mình học được đều phải tự học. Trong nội bộ SH có thể coi như không có senior, nên muốn học hỏi tim hiểu sâu về cái gì bạn đều phải tự học. + Đối với người đã có chút kinh nghiệm hoặc đã làm lâu năm, mình cũng không khuyến khích vào. Công ty không thấy được giá trị của những người có nhiều năm kinh nghiệm. Techstack: + Back-end viết bằng Ruby on Rails. Front-end viết bằng Backbone.js và dùng Coffeescript thay cho JS. Hiện tại thì đang có project design lại và viết lại phần front-end bằng ReactJS. + Database thì xài MySQL. Thư viện background job là Resque. Memory store thì xài Redis. + Về monitoring với log collection thì xài Grafana và ELK. + Host thì dùng AWS. Process: + Process thì dùng agile. Lúc mình vào thì mỗi sprint dài 4 tuần, trong đó 3 tuần code, 1 tuần QA. Gần đây có thay đổi về process thì sprint dài 6 tuần, code thì 3 tuần rưỡi, QA 1 tuần rưỡi, 1 tuần còn lại dự trữ. + Trước khi có thay đổi về process thì chuyện làm rõ requirement là do dev làm, trong khoảng tuần đầu tiên phải liên lạc qua lại với PM để làm rõ requirement, nhất là khi feature lớn. Lý do phải là do PM viết requirement nhiều khi không chú ý kỹ hoặc không biết những vấn đề hiện có của hệ thống, cũng có khi requirement có phần vô lý và phức tạp nhiều hơn cần thiết cho vấn đề cần giải quyết. + Hiện tại thì bên dev làm việc song song với bên PM và Designer. Requirement cho feature được làm rõ, phân tích kỹ lưỡng trong vòng một sprint. Trong sprint sau thì Dev sẽ làm việc implement cho feature đã được phân tích và được chọn làm trong sprint trước. + Nhân lực được ra làm nhiều team, mỗi team khoảng 4, 5 người. Có 4 team dev, 1 team qa, 1 devops. Mỗi team đều có một lead. + Nhìn chung có document khá rõ ràng về phần process, nhưng không phải lúc nào cũng làm theo đúng hoàn toàn. + Lúc mình vào thì không có project manager. + Khi bạn đã đủ quen với hệ thống thì bạn sẽ phải trực on-call hai ngày trong tuần, nhưng nhiều nhất là bốn ngày mỗi tháng. Test: + Có test tự động nhưng chỉ dừng ở mức test UI và API, còn unit test thì hầu như không có. + Trong thời gian QA thì dev phải test tay những test case do bên QA viết. QA có tham gia nhưng lực lượng test chính là dev. + Không có chuyện test tự động mỗi khi deploy feature vào môi trường test. Phần này thì chính thức là do dev chủ tự test, nhưng cũng có thể nhờ QA kiểm hộ. Yêu cầu về ngoại ngữ: + Nhìn chung cần tiếng Anh ở mức khá hoặc tốt trở lên, do phải làm việc với product manager ở bên Mỹ. Liên lạc với PM thì thông qua chat hoặc làm việc trên JIRA ticket, nên cần có kỹ năng viết OK. + Nếu có làm project proposal thì phải viết bằng tiếng Anh cho phía bên US.