Thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử sau đây được hiểu và diễn giải trong phạm vi hẹp là môi trường kinh doanh như sau: 1. NHÂN: chữ nhân được thể hiện thông qua cách sống, lối sống, thái độ, trách nhiệm và qua cách đối nhân xử thế của các cá nhân trong doanh nghiệp. 2. LỄ: chữ lễ được thể hiện thông qua cách hành xử, ứng xử hợp với lòng người mà qua đó đánh giá được sự hiểu biết của một cá nhân có phù hợp với môi trường văn hóa công ty hay không. 3. NGHĨA: thể hiện vai trò, trách nhiệm của đồng nghiệp với đồng nghiệp, giữa nhân viên và cấp trên, giữa bản thân và khách hàng hay giữa bản thân với các đối tác. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống – đó cũng là nghĩa 4. TRÍ: là những kinh nghiệm, kiến thức của một nhân viên và việc áp dụng những lợi thế đó vào sự phát triển của doanh nghiệp. 5. TÍN: chữ tín có được thể hiện qua thái độ sống tôn trọng người khác để mang lại lòng tin và uy tín cho bản thân mình. Chữ tín tron g công việc luôn được đặt lên hàng đầu quyết định đến sự thành công cho các mối quan hệ trong xã hội. Các mực thước nhằm đánh giá các cá nhân trong tổ chức với các tiêu chí theo thuyết Ngũ Thường của Khổng Tử được diễn giải ở trên không thể chỉ dựa vào kết quả công việc được giao mà còn phải căn cứ vào cách thức hoàn thành công việc của cá nhân đó như thế nào. Đồng thời, các mâu thuẫn nội bộ, các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm việc, cách giải quyết các vấn đề đó ra sao giữa các cá nhân trong cùng một nhóm hay trong tổng thể công ty cũng là những điểm đáng lưu ý giúp nhà quản trị có thể có thêm được thông tin trong quá trình đánh giá, đề xuất khen thưởng hay thay đổi vị trí làm việc của nhân viên trong cùng một tổ chức.


