CubiCasa

CubiCasa

Sản phẩm
1-50
Ho Chi Minh
2.1
533 reviews

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 hiện nay, chỉ có 03 trường hợp người sử dụng lao động được phép trừ lương NLĐ. Trong trường hợp có hành vi trừ lương trái quy định, người sử dụng lao động có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. - NLĐ làm hư hỏng các trang thiết bị, dụng cụ hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng thiệt hại về mặt tài sản. - NLĐ làm mất dụng cụ, các trang thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động bàn giao. - NLĐ tiêu hao vật tư vượt quá với định mức cho phép.Theo Điều 124 Bộ luật Lao động 2019, trừ lương không được xem là một trong các hình thức xử lý kỷ luật NLĐ. Ng oại trừ các trường hợp được phép khấu trừ lương nêu trên, công ty có hành vi tự ý trừ lương NLĐ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Như vậy, những trường hợp người lao động đi trễ, về sớm, đi vệ sinh nhiều lần, không đạt KPI, mắc lỗi… không được xem là lý do chính đáng để trừ lương, theo quy định của Bộ luật Lao động. Ngoài trường hợp khấu trừ lương theo Điều 102 Bộ luật Lao động thì việc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động chỉ bao gồm 4 hình thức sau: Khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng, cách chức, sa thải. Trong trường hợp doanh nghiệp tùy tiện đặt ra các quy định trừ lương trái pháp luật thì có thể bị xử phạt bằng tiền. Cụ thể, Khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động quy định "phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động" là hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động.